KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

PHÒNG GDĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH AN                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:       /KH-MGBA                                    Bình An, ngày    tháng     năm 20

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2020-2021

 

Căn cứ Kế hoạch số 62 /KH-MGBA ngày  tháng 10 năm 2018 của trường mẫu giáo Bình An phương hướng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018-2023

Căn cứ biên bản giám sát của Ban thanh tra nhân dân về việc thực hiện phương hướng chiến lược của nhà trường đến năm 2020;

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, trường mẫu giáo Bình An bổ sung vào bản Kế hoạch phát triển GD của nhà trường đến năm 2020 như sau:

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:

Nhà trường có tổng số 7 lớp  học, điểm chính có 5 lớp, điểm An Hòa 1 có 2 lớp, có các phòng hành chính, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Có bếp ăn đủ tiêu chuẩn bếp 01 chiều, đảm bảo VSATTP, chế biến cho trẻ ăn trực tiếp tại trường.

Tổng diện tích toàn trường là 4941m2, trong đó diện tích phòng học trung bình khu Xây dựng kế hoạch điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2019- 2020 nhằm điều chỉnh, bổ sung những định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành những mục tiêu mà kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018- 2023.

  1. Thuận lợi :

– Được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo sâu sát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị và tạo điều kiện cho trường phát triển toàn diện.

– Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể, rất quan tâm ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ CB- GV- NV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

– Tập thể sư phạm nhà trường có tinh thần đoàn kết tốt, không ngại khó khăn, năng động, sáng tạo trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện.

– 100% Đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  1. 2. Khó khăn :

– Nhà trường chưa co khu vườn cổ tích, bộ kidsmart của lớp bị hư

Từ những thuận lợi trên trường mẫu giáo Bình An, xây dựng kế hoạch điều chỉnh phương hướng chiến lược giai đoạn 2020- 2021 nhằm mục đích xác định những mục tiêu, biện pháp các công việc cụ thể của nhà trường để mỗi CB, GV, NV nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và hướng tới hoàn thiện hơn.

  1. Các vấn đề chiến lược:

– Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên đầu tư sửa chữa bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy trẻ làm trung tâm. Đánh giá trẻ theo mục tiêu từng độ tuổi.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV về phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn.

– Ứng dụng CNTT trong công tác CSND, giáo dục trẻ và công tác quản lý.

III. Định hướng chiến lược

  1. 1.Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị

Giữ nguyên tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị như trong kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2018- 2023.

  1. 2. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

Tình đoàn kết – Lòng nhân ái – Sự hợp tác – Tinh thần trách nhiệm -Tính trung thực.

  1. IV. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
  2. 1. Mục tiêu chung:

Ổn định, phát triển, xây dựng đơn vị có uy tín về mọi mặt, tiến tới tiếp cận với mô hình giáo dục hiện đại, đạt các mức độ theo quy định về công tác CSGD trẻ.

  1. 2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

 100% CB,GV, NV được phân công theo đúng chức danh, danh mục khung vị trí việc làm, thực hiện đúng quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non theo thông tư 48/2011/TT-BGDĐT.

– 100% CBQL,GV, NV được bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, chú trọng phong cách, trang phục, cán bộ, giáo viên, nhân viên  đeo huy hiệu Bác trong giờ làm việc.

* Đối với CBQL:

– Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng xếp loại Khá trở lên (Theo đánh giá chuẩn hiệu trưởng)

– 100% CBQL thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng.

– Thực hiện chế độ chính sách chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định.

* Đối với GV:

– Phấn đấu 01 ĐC giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

– 100% giáo viên được bồi dưỡng đại trà chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”.

– Phấn đấu trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt tỷ lệ  95%. Tăng so với năm học trước là 10%.

– Chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non phấn đấu:

+ Xếp loại Tốt 100%

– Phấn đấu 100%  GVMN hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên

* Đối với  NV:

– 100% nhân viên thực hiện  được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

– Phấn đấu kết quả đánh giá viên chức cuối năm:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:        33.3%

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 66.7%

+ Hoàn thành nhiệm vụ: 0%

2.2. Học sinh.

– Phấn đấu huy động trẻ ra lớp: 68- 70%. Riêng trẻ 5 tuổi đạt: 100%.

+ Hòa nhập trẻ khuyết tật: Không có

– Số lớp và số trẻ cụ thể như sau:

– 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức Y tế thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao). Trẻ từ 60 tháng tuổi trở lên đo chỉ khối cơ thể BMI.

– 100% bữa ăn đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng bữa ăn

theo quy định.

– Phấn đấu đến cuối năm trẻ thấp còi còn 2.5% giảm tỷ lệ trẻ thấp còi so với đầu năm 4.1%; Trẻ SDD: 2.8 %, giảm so với năm học trước 3.4%.

– Thực hiện tốt trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, công tác y tế học đường.

2.3. Cơ sở vật chất.

– Tiếp tục tham mưu UBND huyện Thủ Thừa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện, UBND xã Bình An, cải tạo, sửa chữa hàng rào, nâng cấp nhà xe, thay laphong nhà bếp.

– Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị để sửa chữa, cải tạo, thay mới một số hạng mục như: Bổ sung bóng điện, sửa bồn vệ sinh, sửa laphong lớp sân chơi, xây bồn hoa và trồng cây cảnh và hoa, sửa ống nước.

– Bổ sung trang thiết bị theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2015 cho 7 lớp.

* Công tác huy động trẻ 5 tuổi:

Duy trì đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.

* Công tác tuyển sinh:

Tuyển sinh đạt tỷ lệ theo chỉ tiêu được phê duyệt cho năm học.

* Chi bộ Đảng:

– Chi bộ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– 100% đảng viên hoàn thành tốt trở lên. Hàng năm có từ 02 – 03 đảng viên trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Phấn đấu 01- 02 đ/c quần chúng ưu tú học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng và kết nạp 01 đ/c vào Đảng.

* GV giỏi; chiến sỹ thi đua cấp cơ sở:

– Giáo viên giỏi cấp trường 100%.

– Giáo viên giỏi cấp huyện: 50% trở lên

– Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 03 đồng chí.

* Tham gia và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động:

– CB-GV-NV và học sinh phấn đấu tham gia 100% các phong trào do các cấp tổ chức.

– 100% CB- GV- NV thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động: An toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, trường học thân thiện học sinh tích cực; mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

* Thi đua:

+ Chính quyền : Tập thể lao động tiên tiến.

+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có từ 02 – 03 đảng viên trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Công đoàn và Chi đoàn: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ 100% CB- GV- NV đạt lao động tiên tiến

+ 15% CB- GV- NV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

  1. Giải pháp:
  2. Ổn định về mọi mặt và làm tiền đề cho kế hoạch thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

* Nhiệm vụ.

– Tập trung mọi nguồn lực để tiếp tục củng cố các kết quả đã đạt được và phát triển trường lớp về mọi mặt trong năm học này.

– Xây dựng bộ máy quản lí, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; xây dựng khối đoàn kết nội bộ để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đơn vị.

* Giải pháp.

– Ổn định công tác tổ chức, nắm bắt các thông tin của học sinh, làm tốt công tác thông tin hai chiều trong địa bàn tuyển sinh của nhà trường.

– Gắn trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc được giao. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu công việc của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

– Thực hiện Nghị quyết chuyên đề gắn liền trách nhiệm của mỗi CB, GV, NV và yêu cầu giáo viên thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi đạo đức, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo để có được sự mẫu mực, uy tín đối với đồng nghiệp cũng như đối với phụ huynh và học sinh.

– Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy theo từng môn học, giúp GV có các kỹ năng soạn giảng cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng điểm trường.

– Kiểm tra hồ sơ giáo viên theo kế hoạch, đột xuất. Tăng cường dự giờ thăm lớp để kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong giảng dạy, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

– Xây dựng hệ thống tiêu chí, minh chứng, áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để đánh giá phân loại GV cuối năm học từ đó có những định hướng bố trí, sắp xếp và làm tốt công tác bồi dưỡng GV hàng năm.

* Người phụ trách.

– Hiệu trưởng phụ trách chung, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên từng lớp và đội ngũ nhân viên.

  1. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng, nhận thức cho đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng làm

* Nhiệm vụ:

Phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

* Giải pháp:

– Thường xuyên tổ chức các buổi học tập các Nghị quyết, chỉ thị, các văn bản, Điều lệ trường Mầm non, các văn bản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CB, GV, NV trong nhà trường.

– Tổ chức thường xuyên các chuyên đề dạy học, tổ chức cho giáo viên nòng cốt được tham gia giao lưu học tập ở các trường thuận lợi.

* Người phụ trách: Ban Giám hiệu.

  1. Tiếp tục khai thác tối đa về ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng hộp thư điện tử, truy cập các trang website để phục vụ cho công tác giáo dục.

* Nhiệm vụ:

Sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để đầu tư hệ thống máy tính, các thiết bị giáo dục khác theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài, tiến tới đạt các tiêu chí về trường đạt Chuẩn Quốc gia mức 1 vào năm 2021.

* Giải pháp:

Tham mưu với UBND xã, Phòng GD- ĐT đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Tiếp tục huy động các nguồn đóng góp của CMHS, các tổ chức kinh doanh trên địa bàn xã để thực hiện sửa chữa các phòng học, xây dựng cảnh quan nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng dạy học hết hạn sử dụng, đã hỏng để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa đề nghị cấp bổ sung.

* Người phụ trách: Hiệu trưởng, CT Công đoàn, kế toán, nhân viên.

  1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra để khắc phục những tồn tại yếu kém khi thực hiện kế hoạch.

* Nhiệm vụ:

Xây dựng và phát triển ý chí làm việc của tập thể nhà trường, mỗi thành viên đều phải có tư tưởng dám nghĩ, biết làm, nâng cao tính phê bình và tự phê bình của mỗi cá nhân, có định hướng cụ thể về hình ảnh của trường đến năm 2020.

* Giải pháp:

Giảm bớt thủ tục hành chính trong công tác điều hành quản lí của Hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể như: triển khai nhanh đầy đủ và kịp thời các nội dung cần làm; Đổi mới cách đánh giá, kiểm tra, khắc phục kịp thời và đạt hiệu quả các sai sót hạn chế của từng cá nhân và các tổ chức đoàn thể; Làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh; đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân; Bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân; tạo điều kiện cho những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được tham gia học tập các lớp nâng chuẩn trong từng năm học; Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật lao động, đảm bảo ý thức trách nhiệm và nề nếp làm việc.

* Người phụ trách:

Hiệu trưởng, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua, Hội đồng tự đánh giá,….

  1. Thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, làm tốt công tác tuyên truyền vận động HS đi học chuyên cần.

* Nhiệm vụ:

Chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các phong trào và các cuộc vận động. Đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của đơn vị. Thực hiện tốt phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

* Giải pháp:

Làm tốt công tác nêu gương các cá nhân điển hình vào trong các buổi Hội nghị, tổng kết, sơ kết; Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác soạn bài, xây dựng kế hoạch, tránh máy móc, sao chép,… để GV có thời gian đầu tư cho mục tiêu bài dạy nhằm chăm sóc học sinh tốt hơn; Đổi mới hình thức hội họp, đổi mới hình thức thảo luận với CMHS của các lớp, tạo sự gần gũi giữa người làm công tác CSGD trẻ.

 * Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV.

  1. Thực hiện có hiệu quả VSATTP, VSMT, làm tốt công tác đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

*Nhiệm vụ:

– Chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả đảm bảo dinh dưỡng, VSATTP, VSMT cho trẻ trong trường. Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng phải được tập huấn kiến thức VSATTP… Hợp đồng thực phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả và đầy đủ thủ tục,…

* Giải pháp:

– 4/4 nhân viên nuôi dưỡng và BGH phải được tập huấn kiến thức VSATTP. Ký kết hợp đồng thực phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả và đầy đủ thủ tục,… Thực hiện tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần mềm do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Thành lập ban kiểm tra VSATTP và vệ sinh môi trường,…

* Người phụ trách: Toàn thể nhà trường.

  1. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

* Nhiệm vụ:

Tổ chức các hoạt động đi dạo đi thăm dã ngoại, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớn.

*Giải pháp:

Xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động đi dạo giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ: rửa tay, tự xúc cơm ăn, chải răng, thay quần áo, lau mặt… (với trẻ MG lớn) chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề phát triển nhận thức, chuyên đề phát triển ngôn ngữ, chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm… Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giao lưu, trò chơi học tập, trò chơi dân gian để rèn tính mạnh dạn, tự tin cho các em.

* Người phụ trách:

BGH, Công đoàn, Đoàn TN, Ban đại diện CMHS, GV.

  1. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá:
  2. Đối với hiệu trưởng:

          Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2021 tới từng CB- GV- NV nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

  1. Đối với phó hiệu trưởng:

          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

  1. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

          Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

  1. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

          Căn cứ kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Trên đây là hoạch điều chỉnh phương hướng, kế hoạch chiến lược phát triển của trường  mẫu giáo Bình An năm học 2020- 2021 được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế và yêu cầu giáo dục giai đoạn mới. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện đúng kế hoạch và đạt hiệu quả./.

 

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT;

– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG