PHÒNG GD&ĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH AN Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
Số: 62/KHCL-MGBA Bình An, ngày 10 tháng 10 năm 2018
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM HỌC 2017- 2018 ĐẾN NĂM HỌC 2021- 2022
- Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch phát triển
Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014, và văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011; Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Thông tư số 19/2018/TT BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 16/3/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm công vụ; quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về hoạt động kiểm tra công vụ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Long An nhằm tăng cường hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ quản lý giáo dục;
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn khóa XII (nhiệm kỳ 2015-2020);
- Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển trường Mầm non Thị trấn giai đoạn từ năm học 2017- 2018 đến năm học 2021- 2022
Phần I
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
- Bối cảnh chung
Xã Bình An có diện tích 1.054 ha gồm 4 ấp; với 1 Đảng bộ, 09 chi bộ và 115 đảng viên.
Xã Bình An có 2.034 hộ dân được đăng ký chính thức theo hộ khẩu và một số hộ tạm trú để làm ăn sinh sống với tổng số 9.036 nhân khẩu. Còn 40 hộ nghèo, 55 hộ cận nghèo trên 4 ấp.Toàn xã có 01 trường mẫu giáo, 01 trường Tiểu học, 01 trường THCS.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, nhân dân trên địa bàn xã thi đua lao động sản xuất để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã đề ra.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục:
Trường mẫu giáo Bình An được thành lập từ những năm 1980. Qua hơn 39 năm xây dựng và phát triển nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trọng tâm là nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Trong các phong trào thi đua và các hoạt động khác của ngành, của địa phương, cán bộ giáo viên công nhân viên chức của trường không ngừng phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Được các cấp, các ngành, nhân dân và bậc phụ huynh học sinh tin tưởng.
Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đến cấp học mầm non trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục. Các Ban ngành, đoàn thể phối hợp với nhà trường tốt trong công tác tuyên truyền vận động trẻ ra lớp và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Sự quan tâm của cha mẹ trẻ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:
Trường mẫu giáo Bình An đa số phụ huynh làm nghề nông, làm thuê, tuy nhiên việc nhu cầu gửi trẻ bán trú ngày càng tăng. Phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, cụ thể:
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nhà trường đề ra, phối hợp với nhà trường và giáo viên trong việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non. Tham gia phối hợp với trường, lớp thông qua các ngày hội, ngày lễ, hội thi…
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ kinh phí, hiện vật để bổ sung đồ dùng, thiết bị… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Thực trạng của nhà trường
- Công tác tuyển sinh vàsố lượng học sinh:
Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển sinh theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, của Đảng ủy – UBND xã Bình An.
Phối hợp với địa phương, ban chỉ đạo thị trấn thực hiện công tác PCGDMN từ 0 – 5 tuổi. Vận động phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng đến 5 tuổi ra lớp. Đặc biệt huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Số lương cán bộ giáo viên, nhân viên: 37 gười (36 nữ, 01 nam là nhân viên bảo vệ), trong đó:
Cán bộ quản lý: 2 người
Giáo viên 16 người, trong đó trên chuẩn 12 người
Nhân viên kế toán: 01 người
Nhân viên y tế: 00
Nhân viên nuôi dưỡng: 4 người
Nhân viên bảo vệ: 01 người.
Nhân viên phục vụ: 00
Trình độ chuyên môn:
Đại học: 12 người
Cao đẳng: 3 người
Trung cấp: 3 người
Chưa qua đào tạo: 6 người (nhân viên nuôi dưỡng và nhân viên bảo vệ)
Tổ chức Đảng: Trường có chi bộ riêng tổng số đảng viên là 09 đồng chí, hàng năm chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
Tổ chức công đoàn: 24 đoàn viên
Chi đoàn thanh niên: 13 đoàn viên
- Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả giáo dục:
3.1. Chương trình giáo dục:
Thực hiện tốt chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Chỉ đạo giáo viên dự kiến các chủ đề trong năm học, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình theo chủ đề, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
Triển khai tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, có năng lực và kỹ năng sư phạm thực hiện tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chức cho CBQL, GV tham gia học BDTX, xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng mầm non: Ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại trường, địa phương.
Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phối hợp chặt chẽ để giúp trẻ phát triển toàn diện và làm tiền đề bước vào lớp 1.
3.2. Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng:
Thực hiện tốt chế độ chăm sóc trẻ, có kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc trẻ tại gia đình để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi. Đảm bảo an toàn không để tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. Phòng chống các dịch bệnh theo mùa.
Thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bảo phòng lớp ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
100% trẻ được theo dõi và khám sức khỏe định kỳ. Có các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh lây lan trong trường, rèn trẻ kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe.
Phối hợp với phụ huynh đề ra các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phấn đấu giảm tối đa trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm học.
Nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh về kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học, phòng chống các loại bệnh thường gặp ở trẻ.
3.3. Tổ chức các hoạt động khác:
Tiếp tục duy trì thực hiện tốt cuộc vận động“Học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. (PCGDMNTNT) Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Duy trì giữ vững đạt chuẩn PCGDMNTNT cho những năm tiếp theo.
Tham gia các phong trào thi đua các cấp tổ chức.
Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ…
Thực hiện nghiêm túc Ba công khai: Công khai tài chính, công khai tiền ăn, công khai chất lượng CSGD trẻ.
Tham gia sinh hoạt các đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn và các hoạt động địa phương tổ chức.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bịđồ dùng đồ chơi và cơ sở vật chất khác:
Trường mẫu giáo Bình An có 02 điểm trường, tổng diện tích đất toàn trường: trên 4.941 m2; các công trình xây dựng kiên cố gồm: khối lớp học, bếp ăn và các phòng chức năng.
Khuôn viên nhà trường: có tường rào bao quanh được xây bằng gạch, ngăn cách với bên ngoài. Có cổng, biển tên trường đúng theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
4.1. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
Điểm chính: Phòng sinh hoạt chung được dùng kết hợp phòng ngủ, kết hợp phòng phục vụ học tập. Phòng có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; nền nhà lát bằng gạch men.
Điểm phụ: Gồm có phòng phục vụ học tập và phòng ngủ riêng. Phòng có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; nền nhà lát bằng gạch men.
Phòng vệ sinh: Diện tích 15m2 được xây khép kín hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh. Chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2 m, có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Có đủ nước sạch, vòi nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ.
Hiên chơi có lan can bao quanh cao 0,8m; thuận tiện đảm bảo an toàn cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng.
4.2. Khối phòng tổ chức ăn:
Khu vực nhà bếp: Được xây dựng theo quy trình vận hành bếp một chiều: Nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn… Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện.
Kho thực phẩm: Diện tích 5m2
Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
4.3. Khối phòng hành chính quản trị:
Văn phòng trường: Diện tích: 42,1m2, có đầy đủ phương tiện làm việc
Phòng Hiệu trưởng: Diện tích 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc.
Phòng phó hiệu trưởng: Diện tích 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc
Phòng Y tế: diện tích 15m2, có giường y tế, tủ thuốc, các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ.
Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: có mái che đảm bảo an toàn.
Phương tiện phục vụ trong công tác giảng dạy:100% nhóm lớp được trang bị các thiết bị đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02. Riêng lớp 5 tuổi đạt 100%.
Nhà trường có hệ thống kết nối Internet, wifi đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trang bị đủ 5 – 7 loại đồ chơi ngoài trời/ điểm trường. Xây dựng vườn hoa , vườn rau của bé, bổ sung đồ chơi vào khu phát triển vận động.
- Các chế độ chính sách:
Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV cụ thể như sau: chế độ tiền lương, nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, thai sản, bảo hiểm xã hội, khen thưởng nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.
6 .Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên:
Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên được quan tâm, tạo điều kiện để các chị em tham gia học trung cấp chính trị, nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức.
Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên thông qua hội thi “Giáo viên dạy giỏi”cấp trường, cấp huyện và thông qua sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
- Tài chính và quản lý tài chính:
Thực hiện đúng nguyên tắc tài chính theo quy định, chi đủ chi đúng theo nguyên tắc tài chính. Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định, lưu giữ tốt các loại hồ sơ chứng từ.
Có kế hoạch dự toán kinh phí hoạt động, sửa chữa CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học hàng năm của nhà trường.
Các khoản thu và chi của Ban đại diện CMHS được thực hiện theo các nguyên tắc tài chính do Nhà nước ban hành. Ban đại diện CMHS chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Ban. Cuối năm học quyết toán và báo cáo tài chính công khai trong hội đồng trường và thông báo các khoản thu trong hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học sau.
- Quan hệ giữa nhà trường, địa phương, các đoàn thể và xã hội:
Tham mưu cấp ủy đảng về công tác phát triển đảng viên trong trường. Giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng bộ để cử đi học các lớp đối tượng Đảng; Đề nghị Đảng ủy xem xét hồ sơ cho các quần chúng đã tham gia lớp cảm tình Đảng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam.
Tham mưu các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCGD – XMC, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai…
Tham mưu các ban ngành, đoàn thể huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp trẻ nhà trẻ 20%, trẻ 3 – 4 tuổi 80%; trẻ 5 tuổi đạt 100%.
Phối hợp Công an xã giữ gìn an ninh trật tự trong trường.
Phối hợp với Hội phụ nữ xã, trung tâm y tế huyện tuyên truyền VSATTP, KHHGĐ và phòng chống các dịch bệnh ở trẻ.
Vận động các mạnh thường quân, Ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí trong các Hội thi, ngày hội, ngày lễ của nhà trường tạo thêm phần trang trọng và có ý nghĩa.
Phối hợp với Công đoàn tổ chức các ngày hội, lễ, sinh nhật, thăm hỏi CBVC khi gặp khó khăn, ốm đau, hoạn nạn và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong trường.
Phối hợp với Chi Đoàn trường: Chỉ đạo Chi đoàn đi đầu trong các hoạt động và tham gia các hoạt động của địa phương, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tham dự các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thị trấn đoàn tổ chức; giao lưu trò chơi trong những dịp lễ, tết.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm và sáng kiến kinh nghiệm
50% CBGV tích cực viết sáng kiến kinh nghiệm.
Đầu năm cho CBQLGV đăng ký chiến sĩ thi đua cơ sở và đăng ký đề tài Nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm.
100% GV có sáng kiến kinh nghiệm trong dự thi cấp trường.
III. Phân tích cơ hội -thách thức và các điểm mạnh-điểm yếu
- Cơ hội:
Các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương quan tâm đến ngành học, tạo mọi điều kiện cho trường hoạt động và phát triển.
Cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường về vật chất cũng như tinh thần trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Thách thức:
Số lượng trẻ độ tuổi mầm non tại địa phương ngày càng nhiều, phụ huynh có nhu cầu gửi con vào trường để nâng cao chất lượng chăm sóc trong khi đó số lượng giáo viên còn thiếu so với quy định.
Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập; Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.
- Điểm mạnh:
Trường nằm ở khu vực trung tâm dân cư, thuận lợi cho phụ huynh đưa trẻ đến trường. CSVC được đầu tư xây dựng mới, khang trang rộng rãi thoáng mát. Các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi các lớp được đầu tư khá đầy đủ theo Thông tư 02 nhất là các lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường có 1 điểm nên việc quản lý con người và thực hiện chuyên môn, các hoạt động thuận lợi
Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Cơ bản có tầm nhìn chiến lược lâu dài, có định hướng và có các kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực trạng của đơn vị qua từng giai đoạn để xây dựng và phát triển nhà trường. Công tác kiểm tra đánh giá và thúc đẩy về mọi mặt được đánh giá kịp thời, khách quan và đã có những định hướng về công tác xây dựng chất lượng đội ngũ nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung.
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn 80%, có tinh thần học hỏi, giúp đỡ, đoàn kết để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra.
- Điểm yếu:
Nhà trường có đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên nhưng chưa có những giải pháp cụ thể để định hướng giúp đỡ về mặt lâu dài cho đội ngũ.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cấp từ năm 2011 đang từng bước xuống cấp.
- Nguyên nhân:
Ngân sách nhà nước còn hạn chế nên việc đầu tư cho mua sắm trang thiết bị chưa được đầy đủ.
Một số phụ huynh làm thuê, công nhân không có thời gian tham gia đầy đủ các ngày hội, lễ, họp PHHS.
- 6. Xác định vấn đề ưu tiên:
Ổn định về mọi mặt và làm tiền đề cho kế hoạch thực hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1;
Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng, nhận thức cho đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng làm việc và hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ1 vào năm học 2020 – 2021; Kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức 2.
Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh về tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy- học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Long An giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra để khắc phục những tồn tại yếu kém khi thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đi học chuyên cần nhất là trẻ 5 tuổi.
Đổi mới công tác chăm sóc giáo dục, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Phần II
KẾ HOẠCH PHAT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐẾN NĂM HỌC 2022 – 2023
- Tổng quan
Việc xây dựng kế hoạch chiến lược và phát triển nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Tiếp tục phấn đấu xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn mới.
Nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức về giáo dục.
Tăng cường công tác tham mưu, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. thương hiệu “Trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục” trong ngành học mầm non.
- Định hướng phát triển
- Triết lý – Quan điểm phát triển:
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt và có vai trò quan trọng”.
Xây dựng “kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2023 của nhà trường, được đặt trong hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới.
- Tầm nhìn:
Đến năm 2023 trường mẫu giáo Bình An là trường chất lượng cao là trung tâm văn hóa của địa phương, là một trong những trường trọng điểm của cấp học mầm non huyện Thủ Thừa.
- Sứ mệnh:
Tạo được môi trường thân thiện có chất lượng cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.
III. Mục tiêu
- Mục tiêu chung:
Ổn định, phát triển, xây dựng nhà trường có uy tín về mọi mặt, tiến tới tiếp cận với mô hình giáo dục hiện đại, đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức 1.
- Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá giỏi trên 70%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường 70%.
90% trở lên CBGV sử dụng thành thạo máy tính; nhận, gửi, lưu trữ thư điện tử khoa học, hiệu quả.
Có 90% CBGV đạt trình độ Đại học vào năm 2022;
Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cơ sở 15%, Lao động tiên tiến 100%;
Phát triển từ 1- 2 Đảng viên hàng năm; Chi bộ luôn đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”.
2.2. Học sinh:
– Qui mô:
2018 – 2019
|
2019 – 2020 | 2020-2021 | 2021 – 2022 | 2022- 2023 | |||||
Số lớp | Số HS | Số lớp |
Số HS
|
Số lớp | Số HS | Số lớp | Số HS | Số lớp | Số HS |
7 | 230 | 7 | 220 | 7 | 220 | 7 | 220 | 7 | 220 |
– Chất lượng giáo dục:
Thực hiện tốt chuyên môn, nội dung chương trình Giáo dục Mầm non đạt 100%; Sức khỏe bình thường: 98 %, SDD nhẹ và thấp còi dưới 2%.
Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ 20- 25%, huy động trẻ 3-4 tuổi từ 80% trở lên; Trẻ 5 tuổi đạt 100%. Hoàn thành phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi hàng năm.
Chất lượng kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ hàng năm đạt trên 90%.
Hàng năm đều có trẻ tham gia thi các hội thi do các cấp phát động và có giải thưởng.
2.3. Cơ sở vật chất:
Đạt các tiêu chuẩn về quy định trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm học 2020 – 2021.
Tiếp tục tham mưu với địa phương xây thêm 01 hội trường, phòng tin học ở điểm chính.
Xây dựng môi trường sư phạm luôn đạt “Cơ quan văn hoá”.
- Giải pháp thực hiện
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.
Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và công khai hóa, minh bạch hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tiếp tục triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục những hạn chế sớm tạo ra được sự chuyển biến cụ thể về chất lượng giáo dục, của nhà trường; Nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá, trải nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục. Xây dựng Đề án cho trẻ làm quen với ngoai ngữ vào năm học 2023 – 2024.
Trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo quy định Thông tư 02/2010. Bổ sung đàn, máy tính, phần mềm trò chơi…tạo điều kiện cho cô và trẻ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
Môi trường: Quy hoạch, tạo môi trường bên ngoài cho trẻ hoạt động: Vườn cổ tích, khu phát triển thể chất, vườn rau, vườn cây thuốc nam, vườn hoa, đầu tư các đồ chơi ngoài trời để cho trẻ vui chơi khám phá, trải nghiệm.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng hè. Tổ chức tham quan học tập, dự giờ các đơn vị trường bạn trong huyện, ngoài huyện.Tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Đi sâu bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế về chuyên môn. Phấn đấu 80% giáo viên đạt tốt, không có giáo viên đạt yêu cầu.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày, thực hiện chương trình giáo dục mầm non để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.
Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Tổ chức thực hiện tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm bảo đủ nước uống, nước sạch trong trường học.
Trẻ được khám sức khỏe định kỳ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất và tinh thần cho trẻ, phòng chống các loại dịch bệnh, không để lây lan trong trường.
Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
Triển khai đến CBGVNV ký cam kết và thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động do các cấp phát động, thường xuyên kiểm tra theo dõi và nhắc nhở tập thể nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa theo kế hoạch và quy định của trường, của ngành. Triển khai đến giáo viên thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, lồng ghép nội dung giáo dục An toàn giao thông, bảo vệ môi trường đưa nội dung “Học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” vào các hoạt động giáo dục.
Phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS, phụ huynh các lớp ủng hộ vật chất góp phần trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
- Chiến lược phát triển đội ngũ:
4.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức:
Mục tiêu phát triển đến năm 2023 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt:
CBGV có trình độ Đại học sư phạm mầm non đạt tỷ lệ 100%. Trình độ đào tạo của giáo viên trên chuẩn tỷ lệ 100%
Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại xuất sắc 100%
Trình độ tin học chứng chỉ B tỷ lệ 50%
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc 80%, Khá 20 %
Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường” tỷ lệ 75%, cấp huyện” tỷ lệ 15%, cấp tỉnh tỷ lệ 5%.
Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tiên tiên tiến xuất sắc.
4.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức:
4.2.1. Nhu cầu về số lượng:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục, quy định về biên chế cấp học mầm non, Trường Mầm non Thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, trình Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thủ Thừa phê duyệt nhằm đảm bảo và duy trì đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, số trẻ, số lớp.
Số lượng lớp, trẻ
Lớp | 2018-2019 | 2019-2020 | 2020-2021 | 2021-2022 | 2022-2023 | |||||
Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | Số trẻ | Số lớp | |
Mâm | 25 | 1 | 25 | 1 | 25 | 1 | 25 | 1 | 25 | 1 |
Chồi | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 |
Lá | 105 | 3 | 105 | 3 | 105 | 3 | 105 | 3 | 105 | 3 |
Tổng | 220 | 7 | 220 | 7 | 220 | 7 | 220 | 7 | 220 | 7 |
Số lượng CBGVNV
Các bộ phận | 2018-2019 | 2019-2020 | 2020-2021 | 2021-2022 | 2022- 2023 |
Số lượng
CBGVNV |
Số lượng
CBGVNV |
Số lượng
CBGVNV |
Số lượng
CBGVNV |
Số lượng
CBGVNV |
|
Cán bộ quản lý | 02 | 02 | 02 | 02 | 02 |
Giáo viên | 14 | 14 | 14 | 14 | 14 |
NV kế toán | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 |
NV cấp dưỡng | 04 | 04 | 04 | 04 | 04 |
NV bảo vệ | 01 | 01 | 01 | 01 | 01 |
Tổng | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 |
4.2.2. Nhu cầu về chất lượng:
Cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn. Giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tham mưu với cấp trên tuyển dụng giáo viên có bằng tin học.
4.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn đã được ban hành.
Thường xuyên kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ.
Đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường: Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quá trình quản lý; thực hiện phân cấp trong quản lý nhà trường và quản lý chuyên môn; thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường; sử dụng các phương tiện thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Quản lý các tổ chức đoàn thể và hội đồng nhà trường; phát huy tốt vai trò và tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Đảm bảo 100% GV trên chuẩn về trình độ đào tạo. Yêu cầu giáo viên phải thể hiện được sự sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong dạy học và giáo dục trẻ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức và sáng tạo” để trẻ noi theo.
Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường.
- Chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:
Xây dựng đầy đủ các phòng học chức năng, đồ dùng trang thiết bị theo Thông tư 02/2010, duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng các phòng chức năng, trang thiết bị giáo dục theo quy định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.
Lưu trữ hồ sơ, sổ sách về cơ sở vật chất đầy đủ và khoa học.
- Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính, các chế độ, chính sách:
6.1. Chiến lược và biện pháp tăng nguồn lực tài chính:
Xác định mục tiêu tài chính, tình hình tài chính của trường
Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.
Xin chủ trương về huy động mọi nguồn lực, mạnh thường quân, phối hợp với phụ huynh học sinh nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào để đủ đảm bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường.
Nghiêm chỉnh chấp hành định mức quy định của Nhà nước. Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phải đảm bảo minh bạch và công khai.
6.2. Giải pháp thực hiện:
Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Đổi mới tư duy tài chính, cơ sở vật chất. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.
Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các chương trình phát triển của nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Tổ chức thực hiện
- Phổ biến kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2022 – 2023.
Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2022 – 2023 được phổ biến rộng rãi đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức ban ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
- Xây dựng lộ trình:
2.1 Giai đoạn 1: Từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2020 – 2021
Huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt từ 75%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần: 95%; Trẻ SDD xuống dưới 3%; Thấp còi dưới 5%.
100% cán bộ quản lý có trình độ Đại học sư phạm mầm non; Trình độ tin học 02/02 tỉ lệ 100%, trình độ trung cấp lý luận chính trị: 02/02, tỷ lệ 100%. Trình độ tiếng Anh cơ bản 100%.
Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại xuất sắc: 01/02 tỷ lệ 50%.
Đối với đội ngũ giáo viên
Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tỷ lệ 100%,
Trình độ tin học tỷ lệ 80%. Trình độ tiếng Anh cơ bản 90%
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc 70%, Khá 30%. Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường” 80%; cấp huyện 15%; cấp tỉnh 5%.
Phấn đấu phát đảng viên trong nhà trường tỷ lệ: 80%.
2.2. Giai đoạn 2: Từ năm học 2020 -2021 đến 2022- 2023
Huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt từ 75%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Trẻ đạt chuyên cần: 98%; Trẻ SDD xuống dưới 2%; Thấp còi dưới 3%.
100% cán bộ quản lý có trình độ Đại học sư phạm mầm non; Trình độ tin học 02/02 tỉ lệ 100%, trình độ trung cấp lý luận chính trị: 02/02, tỷ lệ 100%; đạt trình độ tiếng Anh cơ bản 100%.
Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại xuất sắc: 02/02 tỷ lệ 100%.
Đối với đội ngũ giáo viên
Trình độ đạt trên chuẩn tỷ lệ 100%,
Trình độ tin học tỷ lệ 90%; Trình độ tiếng Anh cơ bản 70%
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại xuất sắc 85%, Khá 15%. Giáo viên đạt “Giáo viên dạy giỏi cấp trường” 85%; cấp huyện 20%; cấp tỉnh 7%.
Đảng viên trong nhà trường tỷ lệ: 60%.
Tiếp cận tốt với các phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến.
Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.
Tổ chức tổng kết kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm tiếp theo.
- Thành lập Ban chỉ đạo: (có danh sách kèm theo).
- Phân công thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
4.1. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng ban:
.Lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo về kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo.
Xây dựng kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018– 2019 đến năm học 2022- 2023. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Ban chỉ đạo, Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp, hợp tác với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, huy động nguồn lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện phương hướng chiến lược.
Chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó trưởng Ban chỉ đạo chủ trì các buổi họp định kỳ của Ban chỉ đạo; triệu tập các cuộc họp đột xuất để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chiến lược khi cần thiết. Trong trường hợp cần thiết nhưng không họp được Ban chỉ đạo, trực tiếp quyết định và chỉ đạo thực hiện các công việc để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và báo cáo Ban chỉ đạo tại phiên họp gần nhất.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các thành viên xây dựng tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện kế hoạch chiến lược.
Chủ trì tổng hợp các báo cáo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của kế hoạch chiến lược.
4.2. Trách nhiệm, quyền hạn của các Phó trưởng ban:
Tham mưu giúp Trưởng ban trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo và chỉ đạo thực hiện theo sự phân công của Trưởng ban.
Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện chiến lược phát triển nhà trường thuộc lĩnh vực, hoạt động được phân công phụ trách và phản ánh kịp thời những thông tin trong việc thực hiện chiến lược thuộc lĩnh vực, hoạt động, đơn vị được phân công phụ trách theo chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo;
Chỉ đạo các tổ, bộ phận, cá nhân được phân công phụ trách phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động, nội dung của chiến lược phát triển nhà trường.
Kiểm tra, yêu cầu các tổ, bộ phận và cá nhân có liên quan báo cáo tình hình, kết quả, tiến độ thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo thuộc lĩnh vực, hoạt động được phân công phụ trách.
4.3. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo:
Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo, chuẩn bị báo cáo thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công và tham gia ý kiến về các nội dung của phiên họp;
Xây dựng chương trình công tác định kỳ và hàng năm thuộc lĩnh vực, hoạt động được phân công phụ trách.
Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo và các cá nhân có liên quan triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường thuộc lĩnh vực, hoạt động được phân công phụ trách.
Tham gia, đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo về các chủ trương, kế hoạch, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018– 2019 đến năm học 2022 – 2023.
- Kếtluận, kiến nghị:
Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2022 – 2023 cơ bản đã xác định được những mục tiêu cụ thể, các biện pháp dài hạn nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Trường mẫu giáo Bình An kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện Thủ Thừa, của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để nhà trường thực hiện lộ trình đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỜNG
– Phòng GD & ĐT Thủ Thừa (đê b/c);
– Đảng ủy – UBND xã( để b/c);
– BGH, ĐT,TCM (t/h);
– Lưu: VT.
Nguyễn Thị Thu Xuân
Duyệt UBND thị trấn Duyệt Phòng GD&ĐT Thủ Thừa
PHÒNG GDĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN THỊ TRẤN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QĐ-MNTT Thị trấn, ngày tháng năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai
Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non Thị trấn
giai đoạn từ năm học 2017– 2018 đến năm học 2021 – 2022
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng đã được quy định trong Điều lệ trường Mầm non;
Căn cứ vào Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non Thị trấn giai đoạn từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021– 2022;
Xét đề nghị các bộ phận chuyên môn trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển trường trường Mầm non Thị trấn giai đoạn từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022, gồm các ông (bà) có tên sau: (đính kèm danh sách)
Điều 2. Ban chỉ đạo căn cứ vào Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non Thị trấn giai đoạn từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022 để tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bà Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng, các đoàn thể có liên quan có tên ở Điều 1, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Chi bộ (để báo cáo);
– Công đoàn, Đoàn trường (để PHTH);
– Các Phó hiệu trưởng (để thực hiện);
– Các Tổ trưởng (để thực hiện);
– Lưu VP.
DANH SÁCH
Các thành viên Ban chỉ đạo triển khai
Kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non Thị trấn giai đoạn
từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022
Stt | Họ tên CBGV | Chức vụ | Phân công nhiệm vụ | Ghi chú |
01 | Bùi Thị Kim Tuyền | HT- BTCB | Trưởng ban | |
02 | Nguyễn Thị Viên | P.HT | Phó ban | |
03 | Võ Thị Loan | CTCĐ | Ủy viên | |
04 | Nguyễn Thị Ngọc Màu | BT.ĐTN | Ủy viên | |
05 | Phan Thị Dung | TTND | Ủy viên | |
06 | Trần Thị Kim Hoàng | TCM | Ủy viên | |
07 | Lê Thị Minh Chiếu | TCM | Ủy viên | |
08 | Phùng Thị Lệ | TCM | Ủy viên | |
09 | Trịnh Thị Ánh Tuyết | Thư ký | Ủy viên |